Năm-12-tuần * Thực hiện mục tiêu hiệu quả* – Phần 1

Nguồn: Dựa theo sách The 12 weeks year của Brian P. Moran, Michael Lennington.

Rất xin lỗi các bạn đọc vì mình đã không thể giữ lời hứa mỗi tuần một bài được :(. Mình cố gắng tranh thủ khoảng 30 phút mỗi tuần để viết và chỉnh sửa blog nếu không quá bận. (Thật sự thì mình rất bận với trường lớp và công việc, haiz).

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng hẹn với bản thân là năm mới sẽ đổi mới, sẽ chăm chỉ hơn, hay sẽ tập thể dục, hay ăn uống lành mạnh hơn, và đến năm sau nhìn lại thì đa số là quay cuồng trong công việc, cuộc sống mà quên béng đi các mục tiêu đầu năm tự đặt ra cho mình. Mình cũng không ngoại lệ, mình cũng hay đặt ra các mục tiêu, và cũng rất mau phá vỡ các điều đó. Lý do mình thấy hay lặp đi lặp lại là không có thời gian để thực hiện, không có đủ động lực để kéo dài cả năm, có những việc bất ngờ chen ngang và lịch trình thay đổi mỗi tuần, vân vân và mây mây.

Năm 12-tuần là một phương pháp hiệu quả đối với mình vì tính linh hoạt cao, thời gian ngắn và tập trung, quan trọng là mình đạt được mục tiêu mình đề ra không cần đến một năm, mà chỉ trong 12 tuần. Vì “năm” chỉ còn lại 12 tuần, và “tháng” sẽ chỉ còn lại 7 ngày, nên mỗi giờ trong ngày đều có giá trị. Nếu được, các bạn nên đọc sách để tìm hiểu rõ hơn, mình cố gắng tóm lược nội dung quan trọng của sách theo mình hiểu và áp dụng thôi.

Nếu bạn muốn một cuộc sống khác tốt hơn thì bạn hãy bắt đầu thực hiện những hành động khác thay vì các thói quen cũ.

Chọn mục tiêu:

  • Khi lựa chọn mục tiêu, nên suy nghĩ bản thân mình cảm thấy sao nếu đạt được mục tiêu đó. Tạo ra viễn cảnh để hướng đến càng rõ ràng, càng cảm giác được thì càng tốt. Viễn cảnh nên hướng đến cuộc sống mà bạn muốn có bao gồm tất cả các mặt: tinh thần, mối quan hệ, gia đình, thu nhập, lối sống, sức khỏe, và cộng đồng. Vì khi bản thân gặp khó khăn, hay thất bại trong tuần nào đó thì mình hãy xem lại viễn cảnh nếu mình đạt được để tiếp tục cố gắng. Ví dụ: viễn cảnh khi mình giảm cân thì sẽ auto đẹp :”D.
  • Vì chỉ còn 12 tuần, bạn nên chọn 1 đến 3 mục tiêu có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của bạn là tốt nhất. Sau 12 tuần, mình sẽ xem xét lại và chọn mục tiêu khác. Mục tiêu nên SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant and Time-bound.) Ví dụ: Mục tiêu: Giảm 5kg. 
  • Sách cũng gợi ý là chỉ cần đạt được 85% trên thẻ điểm mỗi tuần là có thể đạt được mục tiêu của mình.
  • Khi chọn các hành động để thực hiện mục tiêu cụ thể, nên chọn một vài hành động chủ đạo mà bạn cần để đạt được mục tiêu đó và thực hiện liên tục. Chú ý các hành động chủ đạo khác với to-do list nhé. Ví dụ: Ăn đồ ăn nhà nấu trong vòng 5 ngày/ tuần, giảm cơm trắng, tăng cường rau, trái cây. + Tập thể dục 15 phút trong 6 ngày/ tuần. 

Thẻ điểm (scorecard) và tự kiểm điểm (reflection)

  • Thẻ điểm thật ra rất đơn giản. Mỗi mục tiêu (goal) là 100%. Lấy theo ví dụ trên, mình sẽ tạo các ô theo tuần. Cuối mỗi ngày hoặc sáng hôm sau đánh dấu lại các hành động mình đã thực hiện. Sau đó tính theo tổng số ô để biết phần trăm đạt được.
  • Tự kiểm điểm (reflection) đánh giá lại trong tuần đó mình đã thực hiện như thế nào, số phần trăm có cao hơn tuần trước không, lý do gì mình chưa thực hiện được và có thể điều chỉnh số lượng, lịch trình cho hợp lý hơn.

Lịch mỗi tuần theo nhóm ô / Blocks

  • Các bạn có thể kết hợp sử dụng Bullet Journal hoặc sử dụng google calendar hay lịch trong điện thoại.
  • Năm 12-tuần gợi ý sử dụng 3 ô chính: Ô chiến lược (Strategic block), Ô (Breakout block), Ô (Buffer block)
  • Ô chiến lược (Strategic block): một khoảng thời gian 3 giờ liên tục không bị ngắt quãng và đưa lên lịch một ô trong tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn không nhận điện thoại, không tin nhắn, không email, không bất cứ thứ gì. Thay vào đó, bạn tập trung vào những việc đã được lên kế hoạch, những hoạt động tạo ra lợi ích, kiếm tiền của bạn. Bạn tập trung vào việc sáng tạo, hoặc tập trung vào số lượng và chất lượng sản phẩm của mình, những công việc tạo ra giá trị cao nhất. Ví dụ với mình là tập trung đọc sách để phát triển kỹ năng, kinh nghiệm mình cần có.
  • Ô linh tinh (Buffer block): những khoảng thời gian bạn dành ra để giải quyết những việc bất ngờ, hoặc việc tạo ra giá trị thấp, ví dụ như trả lời email, dọn dẹp nhà cửa, những giờ phải lái xe trên đường… Đối với vài người, mỗi ngày dành ra 30 phút cho Buffer block là hiệu quả. Có người thì dành ra hai ô 30 phút mỗi ngày để giải quyết những việc lặt vặt.
  • Ô nghỉ ngơi (Breakout block): khoảng thời gian nghỉ ngơi hiệu quả là ít nhất 3 giờ dành cho những việc không liên quan đến công việc. Với mình, mình dành ô này cho các việc như đi chợ, nấu ăn (mình rất ít khi nấu), viết blog, đọc truyện, xem phim, viết Bujo…vân vân và mây mây, bạn có thể dành ra thời gian này để gặp gỡ bạn bè, đi uống trà sữa chẳng hạn.

Phần 2 mình sẽ hướng dẫn cách viết kế hoạch cho “năm-12-tuần” đầu tiên, những tip và thất bại trong sách giới thiệu. Nếu tìm hiểu kỹ hơn thì các bạn nên mua sách. Sách này mình thấy đáng để mua, đọc và đọc lại để hiểu và tạo ra “bản đồ” đi đến ước mơ của mình.

Thông thạo kỹ năng đọc – viết

Hôm nay mình muốn bàn về Thông thạo kỹ năng đọc viết (Balanced literacy). Theo như chỉ tiêu của phòng giáo dục nơi mình, các em học sinh khi tốt nghiệp cấp 1 sẽ thông thạo cả hai thứ tiếng – Việt – Anh, hoặc Tây Ban Nha – Anh. Điều này có nghĩa các em có thể đọc, viết, và nói chuyện như một người bản xứ. Chương trình dạy học song ngữ này từ mẫu giáo đến lớp 5, các em sẽ học nửa ngày với một thứ tiếng, và buổi chiều sẽ học tiếng Anh. Các em sẽ nghe, nói, đọc, viết và thay đổi liên tục như vậy. Mục tiêu thì rất hay, và rất khó cho giáo viên vì phải soạn tận hai bài giảng (vì có vài em sẽ ở chung lớp đó nguyên ngày nên sẽ biết nội dung và sẽ dễ chán).

Tại sao lại là “cân bằng – balanced”.

Vì thầy cô chính là cây cầu giúp đưa các em từ bờ bên này (thầy cô sẽ mô phỏng, và các em sẽ tập làm theo y hệt), rồi trên cầu (thầy cô sẽ dần dần cho các em luyện tập với sự hướng dẫn và giúp đỡ), đến bờ bên kia (các em có thể tự mình đọc và viết cả hai ngôn ngữ).

balanced-literacy.png

Có những em gia đình nói tiếng Việt, nhưng không biết dạy cho các em thế nào, thì dù sao các em cũng có một môi trường để luyện nghe và nói. Có những em thì gia đình không hề nói tiếng Việt, điều này khiến cho các em chậm hơn các bạn. Như đầu năm có em suốt ngày nói “I don’t understand Vietnamese” (Con không hiểu tiếng Việt), nhưng với môi trường trong lớp, thầy cô và các bạn đều nói mỗi ngày, và khuyến khích em tập nói, em đã có thể đếm được từ một đến mười (ah, thật hãnh diện). Có những em ở nhà chỉ nói tiếng Anh và Tây Ban Nha, ba mẹ cũng không phải người Việt, vậy mà vẫn vào lớp tiếng Việt để có 3 ngoại ngữ @_@! Có trường hợp nếu em đó giỏi một ngoại ngữ, thì em sẽ tìm được mối liên hệ và học giỏi cả 3 thứ tiếng, trường hợp còn lại thì xảy ra nhiều hơn, là em yếu cả 3 🤦‍♀️.

Vậy để dạy các em thông thạo kỹ năng đọc – viết có những cách thức nào?

2389809_orig

Đọc (Reading): gồm có Giáo viên kể chuyện (Modeled read aloud), Giáo viên nói ra cách mình suy nghĩ (Modeled think aloud), Giờ tự tập đọc (Independent reading), Hướng dẫn đọc theo nhóm (Guided reading), Đọc cùng nhau (Shared reading).

Viết (Writing): gồm có Giáo viên viết mẫu (Modeled Writing), Hướng dẫn viết theo nhóm (Guided writing), Giờ tự tập viết (Independent writing).

Nghe Nói (Listening and Speaking): Giáo viên làm mẫu, Giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ các em, Giờ tự tập nghe nói.

Học từ vựng (Word study): Nhận biết âm (Phoneic awareness), Phân tích cấu trúc từ vựng (Word structure analysis), Ngữ pháp (Grammar), Xây dựng từ (vocabulary instruction), Nhận biết các từ thông dụng (Sight word recognition), Đánh vần (spelling), “Dán” âm vào chữ cái (Phonics)

Kiểm tra và đánh giá (Assessment): Quá trình này khá là quan trọng vì không phải mình chỉ đánh giá các em vào các bài kiểm tra hay bài thi, mà thầy cô luôn luôn có những bài kiểm tra nhỏ và nhanh, để xem các em đang ở vị trí nào, cần sự hỗ trợ gì, để đẩy các em lên mức độ tiếp theo, hoặc giúp các em “trám” lại các chỗ kiến thức bị “lủng”.

Với một tư duy mở (growth mindset), bộ não mình sẽ phát triển nếu mình tiếp tục cố gắng và không bỏ cuộc. “Ông trời chỉ đưa ra thử thách cho chúng ta vượt qua” (Phim Jin-Bác sĩ vượt thời gian). Nếu chúng ta cố gắng không ngừng, lúc nào cũng suy nghĩ tìm cách tốt hơn thì đó là cách “tập gym” cho bộ não. Mình cũng đang cố gắng học thêm tiếng Tây Ban Nha trên Duolingo, mỗi ngày chỉ cần 5 phút buổi sáng nhưng liên tục (mình được 45 ngày liên tục rồi, yeah). Cũng ôn lại tiếng Nhật vì đăng ký thi lại N3 tháng 12 này, haha (Bỏ không được nên thôi đeo đuổi tiếp, với lại để không bị bịnh Alzheimer’s).

Các bạn học ngoại ngữ như thế nào? Hay các bạn học tiếng Việt như thế nào? (Nói thật mình không thể nhớ nổi mình đã vượt qua cấp 1 như thế nào, hay đã học đánh vần, học đọc ra sao, haiz, mình chỉ nhớ là lớp 1 mình đã đọc được truyện chữ và đọc hết 5 cuốn truyện đọc nên vô lớp chán, ngồi ngáp vì đọc lại truyện mình đã đọc rồi). Về tiếng Việt thì mình không hề giỏi Văn, thậm chí chỉ vừa đủ 5.0 cả cấp 3 haiz :”>. Vậy mà giờ đây mình lại dám thử viết blog (và có độc giả ^^, cảm ơn các bạn). Nếu bạn nào biết được cách dạy các em tiếng Việt hiệu quả, mình rất muốn biết và tìm hiểu.

Bắt đầu làm cô giáo rồi

Đầu tiên mình muốn gửi lời xin lỗi đến các bạn độc giả. Mình hứa là mỗi tuần sẽ viết một bài nhưng hơn cả tháng rồi mình chưa viết được bài nào, hic. Mình cảm thấy rất là áy náy. Một phần vì quá bận rộn với trường, lớp (vừa làm cô giáo, vừa đi học làm cô giáo nên trường lớp với mình có cả hai nghĩa luôn 😂).

Mình bắt đầu đi dạy ngày 5 tháng 9. Học thì tận 22 tháng 9 mới bắt đầu chuỗi ngày cày cục. Học cũng ít lắm, có 3 buổi tối và nửa ngày thứ bảy trong một tuần. Còn đi dạy thì hết liên tục 5 ngày trong tuần. Tiếp tục đọc “Bắt đầu làm cô giáo rồi”

Ước mơ…

Vài tuần trước, mình có nói chuyện với một, hai người bạn của mình về ước mơ. Đối với mình, ước mơ là một điều gì đó mà trái tim của bạn lúc nào cũng hướng đến, có thể gọi là mục tiêu của cuộc đời bạn, là điều bạn phải làm một lần trong đời. Tiếp tục đọc “Ước mơ…”

Ghi nhớ theo chuỗi “Chain linking”

Nguồn: http://jimkwik.com/kwik-brain-008/

Đây là một cách rất thú vị để huấn luyện trí nhớ khi bạn cần nhớ theo đúng thứ tự một cách hiệu quả. Không có trí nhớ tồi, chỉ có trí nhớ chưa được huấn luyện và đã được huấn luyện mà thôi. Không hẳn chỉ có học sinh mới cần phải học thuộc lòng, mà chúng ta cũng phải ghi nhớ bài thuyết trình, tên, lời thoại, hay một ngôn ngữ mới, nên ai trong chúng ta cũng cần phải ghi nhớ từ theo đúng thứ tự một lúc nào đó. Tiếp tục đọc “Ghi nhớ theo chuỗi “Chain linking””

Chọn cách “take notes” (ghi chú) hiệu quả

Nguồn: https://chloeburroughs.com/choose-best-note-taking-method/

Bài viết này giải thích và đánh giá 4 phương pháp ghi chú hiệu quả nhất:
– Bản đồ tư duy (Mindmaps)
– Phương pháp Cornell (Cornell method)
– Phương pháp dàn ý (Outline method)
– Phương pháp phân tích cấu trúc (The Structured Analysis method)

Tiếp tục đọc “Chọn cách “take notes” (ghi chú) hiệu quả”

“BRAIN DUMP” – Đổ “rác” cho bộ não hoạt động tốt hơn

Nguồn: https://kalynbrooke.com/life-and-style/time-management/brain-dump-101/

Bạn có bao giờ bị rối loạn giữa việc cần làm và việc bạn nghĩ mình nên làm chưa? Có khi nào buổi tối bạn trằn trọc không ngủ được vì đầu óc mình lúc nào cũng suy nghĩ đủ thứ với quá nhiều thông tin mà bạn không có thời gian để thực hiện?

Bản thân mình cũng có nhiều lúc như vậy, và bạn không phải ngoại lệ. Những việc suy nghĩ này khiến đầu óc và cơ thể chúng ta không thể nghỉ ngơi và ngủ ngon giấc. Cũng giống như việc bạn mở 26 tab trên máy tính, bạn không thể tập trung và giải quyết được bất cứ điều gì nếu bạn nhảy hết tab này đến tab kia. Bộ não chúng ta cũng như vậy, bạn không thể tập trung giải quyết công việc quan trọng trước mắt nếu cứ lo lắng hết chuyện gia đình, chuyện công việc khác, chuyện học hành, thi cử, xác thì ở đây mà tâm trí ở tận đâu đâu. Đây là cách đơn giản mà mình vừa học được, bạn có thể sử dụng với Bullet Journal hoặc với bất kì tờ giấy bình thường nào.

Tiếp tục đọc ““BRAIN DUMP” – Đổ “rác” cho bộ não hoạt động tốt hơn”

Nuôi dưỡng tâm hồn và diệt ANTs

(Từ hôm nay, mình sẽ cố gắng post bài theo lịch cố định thứ 6 hàng tuần nhé.)

Bạn có biết là suy nghĩ của bạn có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời của chính bạn không? Hãy tưởng tượng bộ não của bạn là một siêu máy tính thì “suy nghĩ nội tâm” chính là chương trình mà máy tính bạn sử dụng. Bộ não của bạn luôn lắng nghe và tin vào những suy nghĩ của bạn. Nếu như bạn xuất hiện suy nghĩ tiêu cực tự động (hay còn gọi là ANT = automatic negative thoughts) như: “Mình không đủ thông minh,” “Mình không giỏi,” “Mình không có trí nhớ tốt,” “Mình không biết quản lý thời gian,”… cuộc đời bạn sẽ dễ dàng đi theo chiều hướng đó. Tiếp tục đọc “Nuôi dưỡng tâm hồn và diệt ANTs”

Bạn là “Plan A” hay “Plan B”?

Mình hay tự hỏi bản thân những lúc các mối quan hệ mình cho là thân thiết lại không thân như mình nghĩ. Là do bản thân mình quá nhiệt tình, hay do mình quá nhạy cảm với các mối quan hệ. Hay đơn giản là mình không thể thay đổi người khác và quyết định của họ.

Plan B là gì? Plan B là kế hoạch dự phòng khi kế hoạch A của bạn bị phá sản, bạn sẽ có ngay một kế hoạch khác để thay thế. Bản thân mình cũng gặp nhiều mối quan hệ mà mình là Plan B, và cách mình phân loại và ứng xử “plan B” với người khác. Tiếp tục đọc “Bạn là “Plan A” hay “Plan B”?”